Hồi ký Steven Gerrard – Chương 16

Liverpool ngày một yếu kém, phong độ của Gerrard cũng đi xuống theo thời gian vì gánh nặng của tuổi tác. Nhưng trong mùa giải 2011/12, còn những chi tiết khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: Hàng loạt diễn biến không lường trước bao gồm cả hướng tích tức và tiêu cực cho Gerrard xảy đến. Xem thêm keo bong da hôm nay tại đây

Hồi ký Steven Gerrard – Chương 16: Diễn biến bất ngờ
Steven Gerrard. Ảnh: Internet.

Vấn nạn “trượt cỏ”

Hẳn khán giả đã quá quen thuộc với màn ăn mừng “trượt cỏ” của giới cầu thủ. Động tác này hay ở chỗ người thực hiện có cảm giác mình giống một mũi tên lao về phía trước, chân khép lại, ngực ưỡn ra, rất giống tư thế của một kẻ chiến thắng. Bên cạnh đó là thông tin bang xep hang bong da.Nhưng đằng sau cách ăn mừng ấy luôn tiềm ẩn rất nhiều hậu họa, đặc biệt với những ai gặp vấn đề ở cơ háng như tôi do toàn bộ trọng tâm cơ thể dồn xuống hai đùi sau.

Các bác sĩ ở Melwood trên một lần đã nhắc nhở tôi phải thật cẩn trọng trong từng động tác của mình bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến tôi phải chấm dứt sớm sự nghiệp. Trong y học thể thao, chỉ cần đến lần thứ 3 phẫu thuật háng thì một cầu thủ bắt buộc phải giải nghệ để tránh nguy cơ tàn phế.

Ngày 15/10/11, Liverpool gặp M.U ở vòng 8 Premier League. 2/3 thời gian trận đấu trôi qua mà không có lấy một tình huống đáng chú ý. Phút 68, trên chấm đá phạt hàng rào, tôi lấy đà theo kiểu “sút lấy được” nhưng lúc vung chân, bóng lại bay theo quỹ đạo hình quả chuối, găm thẳng vào góc cao khung thành trước sự bất lực của De Gea.

Theo tờ  ket qua bong da anh Cảm giác đốt lưới M.U luôn đặc biệt, tôi quên mất lời dặn của bác sĩ và cứ thế lấy đà “trượt cỏ” như đứa trẻ con. Chia vui cùng đồng đội xong, đá nốt trận, trở về nhà và đêm ngủ, tôi mới bắt đầu cảm thấy buốt bên trong xương tủy.

Trong tích tắc, nỗi sợ bao trùm toàn bộ trí óc tôi. “Phải làm gì đây?”, những câu hỏi như thế liên tục giằng xé tôi. Hôm sau, tôi thức dậy từ 4h sáng, đánh xe tới Melwood, yêu cầu được kiểm tra y tế. May mắn là dây chằng háng chỉ bị tổn thương nhẹ, chưa đến mức phải thực hiện ca mổ. “Phù”, bố tôi thở phào sau khi xem phim chụp.

Thành công và… thất bại

Hè 2012 là thời điểm VCK Euro khởi tranh tại Ba Lan và Ukraina. Những trận đấu tại giải đấu ngắn ngày thường phải phân định bằng loạt luân lưu. Phải luôn lường trước được kịch bản đó để chuẩn bị tâm lý, tránh cảnh bỡ ngỡ – điểm yếu cố hữu của người Anh khi bước ra biển lớn. Bây giờ, xin phép kể câu chuyện của tôi và Joe Hart.

Các bạn quan tâm lich thi dau ngoai hang anh tại đây.

Bán kết League Cup 2011/12, tôi đứng trước 2 cơ hội ghi bàn từ chấm phạt đền vào lưới Man City. Cả hai lần, Joe Hart đều nói thầm vào tai tôi rồi: “Tôi biết anh sút vào bên nào rồi, anh sẽ sút trượt, tôi biết anh đang chịu rất nhiều sức ép.

Sợ chứ, Joe Hart là thủ môn hàng đầu nước Anh, mang trong mình dòng máu khác biệt so với xứ Angles – những kẻ vốn sợ sệt chấm phạt đền. Tóm lại, tôi run rẩy, nhưng quyết tâm ghi bàn bằng mọi giá. Nhắm mắt, chạy đà thật dài và đưa bóng vào góc cao nhất. 2 lần lưới rung, 2 lần Joe Hart ôm hận. Tốt nhất là đừng nhìn vào cầu môn đối phương, khi đó bạn sẽ

Tôi tự tin rằng kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho ĐT Anh tại Đông Âu. Y như rằng, tứ kết Euro 2012, “Tam sư” bước vào loạt đấu súng định mệnh với ĐT Italia. Mọi thứ đều suôn sẻ, thậm chí ngưỡng cửa thiên đường đã ở rất gần khi Montolivo sút hỏng ở lượt sút thứ 2.

Nhưng Ashley Young và Ashley Cole không hiểu sao lại ra chân quá nhẹ, bóng bay tà tà giống bóng bay bọn nhóc tì hay chơi. Còn Joe Hart thế nào? Hôm ấy, anh ta nói vào tai Pirlo: “Sút ở giữa đúng không? Lại lừa tôi rồi, tôi biết bên nào rồi nhé.” Kết quả, Pirlo sút vào giữa thật, bằng phong cách panelka (sục bóng bằng mu), sỉ nhục cả nước Anh bằng cách không thể tinh tế hơn.

Tôi thành công nhưng Joe Hart đã thất bại, và người nắm giữ một nửa sức mạnh của đội thất bại thì cũng đừng mơ thành công. Thêm một lần, ĐT Anh lỡ hẹn với một giải đấu cấp quốc tế.

Hợp đồng mời gọi

Tôi đã thất bại toàn diện trên bất kỳ phương diện nào. Tháng 12/2011, BLĐ CLB dưới sức ép của NHM buộc phải tổ chức họp kín, lấy phiếu biểu quyết xem có giữ tôi ở lại Anfield hay không. Nội tình buổi họp đó đến bây giờ vẫn còn là một bí mật, nhưng tôi chắc chắn một điều là hôm ấy, ông chủ Henry đã bắt đầu có ác cảm với tôi. Tối cùng ngày, tin nhắn được gửi đến hộp thoại với nội dung: “Đá cho cẩn thận vào.

Nhưng ngày cuối cùng của mùa giải, điện thoại tôi rung lên, nhân viên văn phòng ở Melwood gọi điện báo ban giám đốc muốn gặp tôi. Cuộc gặp diễn ra với nội dung chính: Tôi muốn đi hay ở?

Đó là một đặc ân mà tôi được ban phát trong bối cảnh kinh tế đi xuống, bên ngoài kia là hàng trăm ngàn cầu thủ thất nghiệp, từ hàng bình dân tới hàng hiệu. Tôi đề xuất là muốn ký thêm 2 năm hợp đồng trước khi giã từ sự nghiệp trong màu áo đỏ, mức lương giữ nguyên. Nghe có vẻ vô lý, nhưng lại rất hợp lý vì lúc ấy, Al Sadd – gã nhà giàu ở Qatar sẵn sàng trả tôi 7 triệu bảng/mùa.

Tất nhiên, đòi hỏi đó là quá đáng nhưng nguyên tắc trên bàn đàm phán là đưa ra mức giá thật cao trước khi hạ dần xuống sau khi thương lượng. Chốt lại, tôi được ký hợp đồng 12 tháng, kèm theo điều khoản tự động gia hạn thêm một năm nếu tôi chơi tối thiểu 20 trận/mùa và nhận tối thiểu 50% lượng phiếu bầu từ hội CĐV chính thức của đội.

Đích thân Damien Comolli, GĐTT của Liverpool tới nhà riêng, chìa giao kèo và công việc của tôi chỉ đơn giản là ký vào bản hợp đồng. Cùng lúc đó, Roy Hodgson – tân HLV trưởng của ĐT Anh nhắn nhủ qua e-mail: “Cậu sẽ dẫn dắt ĐT Anh tới hết World Cup 2014, yên tâm mà thi đấu nhé!”.

Bóng đá là cuộc chơi của những điều không đoán được và tôi may mắn là người được hưởng những thứ tinh túy nhất của thế giới túc cầu.

"Chúng tôi muốn nhắc lại rằng, các thông tin thể thao - bóng đá như: nhận định và dự đoán về bóng đá mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính giải trí và tham khảo, dựa trên các nguồn thống kê dữ liệu bóng đá. Vì vậy, xin đừng sử dụng thông tin này để tham gia các hoạt động cá cược bóng đá, vì điều này là không phù hợp với quy định pháp luật."